Tiếp tục với series những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam, Dichungtaxi sẽ cùng các bạn tiếp tục tìm hiểu và khám phá thêm những lễ hội văn hóa lớn khác ở Việt Nam trong bài viết “Những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam trong tháng 3 âm lịch” này.
>Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình
>Kinh nghiệm đi lễ hội Tây Thiên 2016 ở Tam Đảo Vĩnh Phúc
- Hội Đua Voi, Bản Đôn, Đắk Lắk
Hội Đua Voi là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Buôn Đôn, Đắk Lắk được tổ chức 2 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch. Hội Đua Voi nhằm tôn vinh tình thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Hội Đua Voi được tổ chức trong một ngày với nhiều hoạt động thi tài như Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sêrêpốk, Voi đá bóng, Voi kéo vật nặng,…
Khi tham dự Hội Đua Voi, khách du lịch còn được khám phá nhiều lễ hội khác như Lễ cúng bến Nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ Đâm Trâu, Lễ tắm và cúng sức khỏe cho Voi sau khi kết thúc các hoạt động của Voi tại Lễ Hội.
- Hội Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, Nam Định
Hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, tại xã Kim Thá, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lễ hội gồm nhiều nghi lễ và lễ dâng hương biết ơn bà Chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, có nhiều lễ hội khác trên Việt Nam thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nhưng hội Phủ Dầy là lễ hội long trọng nhất và được đông đảo dân chúng tham gia hơn cả.
Ngoài phần lễ, đến với Hội Phủ Dầy, khách du lịch có được tìm hiểu kiến trúc và văn hóa những di tích khác như phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà Chúa Liễu Hạnh.
- Lễ hội Chùa Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Tây
Hội Chùa Thầy được tổ chức từ 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 7/3 âm lịch là chính hội. Chùa Thầy là nơi thờ Pháp sư Từ Đạo Hạnh và 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Trong những ngày này, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự Lễ. Hội chùa Thầy bao gồm nghi Lễ cúng Phật, trai đàn – một hình thức diễn xướng có tính chất tôn giáo và nhiều trò chơi dân gian khác, đặc biệt là các vở kịch múa rối nước.
- Lễ hội Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Lễ hội Trường Yên là lễ hội truyền thống diễn ra hàng vào ngày 6/3 âm lịch hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Lễ hội Trường Yên đã được xếp hàng là di sản văn hóa cấp Quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo cấp nhà nước.
- Lễ hội Nam Trì, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Lễ hội Nam Trì là lễ hội tế Thần có từ thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, tại làng Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, dân gian còn gọi là Lễ hội Bảo, Lang, Biền. Bảo, Lang, Biền là ba vị Thượng đẳng Phúc thần Dực bào trung hưng Bản cảnh Thành hoàng Đại vương.
Lễ hội Nam Trì được tổ chức chính hội vào ngày 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội đền Hùng, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Ảnh: Thân Tình
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội lớn nhất của Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Thực tế, lễ hội đền Hùng đã diễn ra từ nhiều tuần trước đó và kết thúc vào ngày 10/3 âm lịch với lề rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
Ngoài phần lễ, phận hội đền Hùng có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như thi hát Xoan, thi vật, thi kéo co, bơi trải,…
Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm, tuy nhiên sẽ tổ chức lớn vào các năm chẵn. Trong những dịp này, có hàng triệu lượt du khách trên khắp cả nước đến dâng hương lên các vị vua Hùng tại đây.
- Lễ hội đền Mẫu, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Lễ hội đền Mẫu thường tổ chức vào các ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Tp Hưng Yên, Hưng Yên. Lễ hội đền Mẫu thờ bà Dương Quý Phi, được tán xưng là Dương Thiên Hậu. Hàng năm, lễ hội đền Mẫu thu hút đông đảo dân chúng trong vung và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Lễ hội gồm phần lễ diễn ra long trọng và các trò chơi dân gian, múa rồng, hát chầu văn,…
Trên đây là danh sách những Lễ hội lớn nhất ở Việt Nam trong tháng 3 âm lịch. DichungTaxi hi vọng bài viết này có thể cung cấp những thông tin bổ ích nhất, giúp bạn và gia đình lựa chọn và sắp xếp được thời gian để tìm hiểu và khám phá các lễ hội đặc sắc này một cách trọn vẹn nhất.